• Trẻ mãi không già ! (01/2012)
  • Thăm thầy Ngọc 20/02/2011
  • LM. Hoàng-Minh-Thư hiện nay.
  • Chờ nhau tại nhà bạn Thủ Quỹ
  • Lối về Trường xưa 2
  • Lối về Trường xưa 1

Liên hoan 19/12/2010.

Cập nhật: 2022-08-08 20:00:27

Theo như đã định trước : Vào lúc 11:30h ngày 19 tháng 12 năm 201... more

Cập nhật: 2022-09-25 00:19:51

Hello! Ông Họg Giả ơi! Gần n...

Cập nhật: 2017-07-03 11:33:23

MỘT VÒNG THĂM HỎI Tôi mu...

Cập nhật: 2017-07-03 11:31:35

LAC BÚT Một vòng thăm hỏi...

Cập nhật: 2017-07-03 11:29:59

MỘT VÒNG THĂM HỎI - Hello Tuyết ,...

Cập nhật: 2017-07-03 11:29:08

MỘT VÒNG THĂM HỎI. - Hello Nancy , ...

Cập nhật: 2017-07-03 11:28:43

Lạc Bút Vòng Đời. ...

Cập nhật: 2017-05-02 20:41:42

Xin cảm ơn những lời chúc tốt ...

Cập nhật: 2016-02-13 09:09:53

xin chúc tất cả các bạn tro...

Cập nhật: 2015-06-26 19:42:56

Thật không ngờ được nhìn t...

Cập nhật: 2015-03-02 05:04:54

Chao cac anh chi!Thay hinh cac anh chi vui ve g...

Nhà Thờ An Lạc
Google Translate
Sức Khoẻ và Đời Sống
Yoga
free counters
  • Tết ngày ấy - (2011-02-14 03:15:46)

TẾT NGÀY ẤY
     Nhân có lần nói chuyện với bạn Ngoãn bạn Tuyết về Tết, chúng tôi có nói đến những bộ quần-áo-tết, tức chỉ sáng mùng 1 tết mới được mặc...

Thường thì các cụ lo xa, trước Tết cả tháng đã chuẩn bị sắm sửa quần áo Tết cho các con; ngày ấy chợ Ông Tạ không có hàng đẹp, muốn quần áo giày đẹp để mặc Tết phải lên chợ Bến Thành. Chỉ mới tính toán ngày đi mua đã làm chúng tôi háo hức mất ăn mất ngủ, sáng sớm mấy mẹ con dắt nhau ra đường Lê văn Duyệt chỗ nhà dây thép gió, ngay nhà cô thủ quỹ bây giờ, chờ xe ngựa đi từ hướng Bảy Hiền lên chợ Bến Thành.Xe ngựa-xe thổ mộ-có lẽ đã đi vào văn học sử của ta, từ tiếng lóc cóc theo nhịp ngựa chạy, tiếng leng keng của chuông đồng nhạc ngựa hay veo véo của roi thúc ngựa, đến hình dáng của chiếc xe thổ mộ-đẹp cực kỳ- nhìn từ bên hông :con ngựa được che mắt có chùm lông gà trên đầu, quanh cổ đeo một vòng nhạc ngựa được giữ với càng xe bởi dây ba chạc, 2 càng xe bằng gỗ tròn lẵn, đầu càng bịt đồng sáng giới. Hai bánh xe bằng gỗ thiệt to đường kính chắc phải hơn một mét,có khoảng 6 cây căm cũng bằng gỗ rất chắc chắn, trên bánh xe là miếng ván uốn cong hình dấu ngã {là điểm nhấn rất đẹp của chiếc xe} dùng để cột đồ đạc giỏ xách;Vì là con trai nhỏ nên thường bác phu xe cho tôi ngồi ngay trên càng xe,cạnh chỗ bác ngồi,tay bám chặt vào tay nắm có hình bàn tay người nắm lại, cũng bằng đồng sáng chóe,tay nắm này để cột dây cương và máng quang gánh của các bà buôn bán,ngồi chỗ này thích lắm được nghịch ngợm con ngựa thoải mái, đâu khoảng nửa tiếng thì lên tới chợ Bến Thành.
     Ba bốn mẹ con thường thì xăm soi mua bán loanh quanh trong chợ phải đến chiều mới xong,chúng tôi được mỗi người một bộ quần áo một đôi giày hay sandan, sướng nhất là được ăn cơm tiệm và uống sâm bổ lượng; năm ấy tôi được mẹ mua cho cái quần yếm màu đỏ có 2 quai đeo, trước ngực có con ngựa-thiệt xấu hổ vì 2 cái quai đeo đó bị bạn bè chê chọc hết biết vì vừa nhà quê vừa trẻ con quá; cô em tôi được bộ đầm rất đẹp và một đôi giày bít tức giày tàu màu trắng bằng da; khi về bị cơn mưa ướt hết thế là đem ra hơ lửa cho khô, ai dè giày bằng da gặp lửa nóng co lại cong queo-mất tiêu đôi giầy mới.
     Như thế đấy mọi cái mới mua về được gấp lại gọn gàng bỏ vào tủ, đúng sáng mùng 1 Tết mới được mặc -các bạn biết rồi, vì trừ hao quần thì dài hơn cả tấc mặc phải gấp gấu lên, giày cũng rộng thênh thang có khi đi chúc Tết ông bà về rộp cả chân.
     Đấy là nói về sắm quần áo, còn sắm sửa thức ăn thức uống thì ở chợ Ông Tạ cũng đủ, cứ từ khoảng 23 tết (đưa ông Táo về trời} thì từ ngã 3 Ông Tạ đến cầu Ông Tạ người ta không cho xe qua lại, các gian hàng phân lô cả đoạn đường để bán hàng Tết, đủ loại từ dưa hấu, bánh trái, bông hoa, cây kiểng đến lá dong để gói bánh chưng, chợ Ông Tạ có đặc điểm là nơi bán lá dong lớn nhất thành phố các nơi đều phải về đây mua vì lá được trồng ở Hốc Môn-Bà Điểm họ chở lên thuận tiện hơn; chúng tôi cứ đi nhặt cuống lá lấy dây thun cột lại làm súng chơi. Đồ ăn thức uống luôn được tích trữ ăn cả tuần lễ vì sau Tết cả tuần họ mới họp chợ lại, không như bây giờ nhà nào cũng có tủ lạnh mà dân chúng mùng 2 đã có người mang hàng ra chợ bán.
     Nhớ Tết xưa không thể không nhớ đến pháo, đúng Giao thừa nhà nào cũng có đốt pháo, nhà thì 1 bánh khoảng 30 cm nhà thì treo từ lầu 2 lẩu 3 xuống một dây dài, thi nhau đốt,pháo nổ đì đùng ầm ầm điếc tai, khói thuốc pháo mù mịt trời đất, sáng mùng 1 Tết mặt đất được phủ một lớp xác pháo hồng đẹp như một đàn bướm mỗi khi gió xuân thổi qua-thiệt hao tiền tốn của nhưng vui, cả năm mới có một lần mà bọn con nít đâu có đứa nào chê pháo, có đứa nghịch dại tét cả bàn tay vì chơi pháo đùng.
    Rồi bầu cua cá cọp, những tay xóc hột hay làm chủ hầu hết là người miền nam, họ có tay nghề không khi nào họ thua chỉ những người chơi mới bị thua, khắp các ngõ hẻm chỗ này tụm 5 tụm 3 chỗ kia tụm 5 tụm 7 say sưa cờ bạc, tôi có lần vì mê con bầu mà hết cả tiền lì xì,từ đấy thề không bao giờ chơi bầu cua nữa;những ngày Tết nhà nào cũng vui vẻ xúm xít bên nhau, mẹ tôi mê Tam Cúc lắm thường bắt chị em chúng tôi ngồi lại cho đủ 4 tay để chơi với bà ,các ông thì chơi Chắn chơi Tổ Tôm; ôi thôi các ông chơi thâu đêm suốt sáng, có ngày tôi được các ngài cho chia bài từ trưa hôm nay đến tối ngày mai mới tan sòng, mệt lả nhưng có tiền xài vì mỗi ván đều trích ra chút xíu cho. Người miền Nam thì họ có tứ sắc, có khi sang tháng 2 vẫn thấy họ còn chơi-người miền Nam là vậy họ sống rất thoải mái không cần lo xa đúng câu ca của chúng ta:

Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè./.

CKDD

+ Ý kiến - Bình luận(1)
Email: tuyetthipham@hotmail.com (2011-02-15 08:29:29)

Thân chào các Bạn ! Cảm ơn Bạn CKD D với bài viết " Tết ngày ấy " đã gợi cho tôi cả một khỏang trời thơ ấu với những mùa Xuân thanh bình và bây giờ chỉ còn trong tâm tưởng ! Đọc xong bài viết của Bạn tôi chợt nhớ lại một kỷ niệm của bọn nữ tặc chúng tôi lúc nào cũng bộ ba ( Tuyết - Ngõan - Nhung ) Câu truyện của chúng tôi cũng có Tết , cũng xe ngựa ... vui lắm cơ ! Sẽ viết lại và mời các Bạn chờ đọc vào mùa Xuân 2012 nhé với tựa đề " Mùa Xuân trên đỉnh bình yên " Thân ái! Tuyết Phạm

Gởi bài viết bình luận
Địa chỉ email  
Mã bảo vệ        
(Trong trường hợp muốn gởi file đính kèm, xin gởi qua email về địa chỉ ducminh1954@yahoo.com)
Tin khác:
ĐÁM CƯỚI ĐẦU XUÂN. trieungo373@yahoo.com.vn
MÙA VĂN NGHỆ
Một thời thương nhớ - tuyetthipham@hotmail.com
Mùa dế
An-Lạc trường em và Nguyễn-Văn-Tý thời tuổi teen / ngày nay !
Cóc ép - trieungo373@yahoo.com.vn
Thơ Nancy
Thơ : BÀI CA XA XỨ
Thơ Đinh Diễn
Nghe vè An Lạc
HOT LINE : 0907 019 720
(Kiều Công Độ)

HOT LINE : 0908 680 554
(Trần Thị Kim Trâm)

In Thời Trang
Nhà tài trợ 2
Copyright © 2010 www.anlacschool.com. All rights reserved.