• Trẻ mãi không già ! (01/2012)
  • Thăm thầy Ngọc 20/02/2011
  • LM. Hoàng-Minh-Thư hiện nay.
  • Chờ nhau tại nhà bạn Thủ Quỹ
  • Lối về Trường xưa 2
  • Lối về Trường xưa 1

Liên hoan 19/12/2010.

Cập nhật: 2022-08-08 20:00:27

Theo như đã định trước : Vào lúc 11:30h ngày 19 tháng 12 năm 201... more

Cập nhật: 2022-09-25 00:19:51

Hello! Ông Họg Giả ơi! Gần n...

Cập nhật: 2017-07-03 11:33:23

MỘT VÒNG THĂM HỎI Tôi mu...

Cập nhật: 2017-07-03 11:31:35

LAC BÚT Một vòng thăm hỏi...

Cập nhật: 2017-07-03 11:29:59

MỘT VÒNG THĂM HỎI - Hello Tuyết ,...

Cập nhật: 2017-07-03 11:29:08

MỘT VÒNG THĂM HỎI. - Hello Nancy , ...

Cập nhật: 2017-07-03 11:28:43

Lạc Bút Vòng Đời. ...

Cập nhật: 2017-05-02 20:41:42

Xin cảm ơn những lời chúc tốt ...

Cập nhật: 2016-02-13 09:09:53

xin chúc tất cả các bạn tro...

Cập nhật: 2015-06-26 19:42:56

Thật không ngờ được nhìn t...

Cập nhật: 2015-03-02 05:04:54

Chao cac anh chi!Thay hinh cac anh chi vui ve g...

Nhà Thờ An Lạc
Google Translate
Sức Khoẻ và Đời Sống
Yoga
free counters
  • Chữ nghĩa Tiếng Việt ! (2018-08-02 15:44:01)

Giới thiệu mở đầu : Chúng tôi đã nhận được tài liệu nghiên cứu này vào cuối năm 2017; lúc ấy trên diễn đàn truyền thông đại chúng có rất nhiều ý kiến tham luận khác nhau và đề tài cải tiến chữ Việt là một vấn đề rất nóng... và rất nhạy cảm... nên chưa tiện đăng lên !

       Vả lại, tác giả bài viết cũng chỉ muốn giao lưu nội bộ với các ACE CHSAL mà thôi! Bây giờ thì tình hình tranh luận đại chúng đã tạm lắng xuống; thiết nghĩ bài viết này có thể được phổ biến phù hợp trong nội bộ các bạn đồng môn CHSAL để các bạn luôn biết rằng tác giả tuy rằng đang ở nơi xa Ngôi Trường An Lạc; nhưng cũng luôn hướng về trường xưa hội tụ với các bạn; rất mong tình bạn trong chúng ta luôn luôn bất diệt! Vậy là bài viết này đã đăng chậm khoảng bảy tháng trời! Mong tác giả thông cảm và vẫn vui sống như thuở nào !

       Một điều hi hữu là tác giả bạn mình (BNH) cũng có cái "họ-tên" gần giống với ông tiến sĩ nổi đình nổi đám một thời (BH). Mời các bạn cùng dạo qua nhé !

***

CHỮ NGHĨA CỦA TIẾNG VIỆT

VÀ CHUYỆN “CẢI CÁCH CHỮ VIẾT”

 Bùi Ngọc Hiển

  BẤT  CỨ  AI,  dù  là  người  không  thuộc  về  hay  có thuộc về “đám quần chúng chẳng hiểu gì”, đều có thể và có quyền tự đặt ra “chữ viết mới” cho bất cứ tiếng nói (ngôn ngữ) nào vốn đã có, đang có trên đời này. Thậm  chí người ta có thể và có quyền đặt ra “tiếng nói mới”, nghĩa là “sáng tạo” hẳn một thứ tiếng chưa hề tồn tại !

  Nhưng vấn đề là : “Chữ viết hoặc ngôn ngữ là để làm  gi ?”

  Xin thưa : Đó là những công cụ dùng để giao tiếp giữa người với người. Một thứ tiếng không ai dùng, hoặc có một người nào đó dùng nhưng người khác không hiểu,   thì sớm muộn gì thứ tiếng đó phải biến mất. Chữ viết cũng thế. Thứ chữ được dùng để thể hiện tiếng nói của dân tộc Việt Nam hiện nay, được gọi tên một cách chính xác là chữ Quốc ngữ, đã được đặt ra từ rất lâu, nếu chỉ tạm coi mốc thời gian bắt đầu từ khi quyển từ điển dùng chữ viết này ra đời thì cũng hơn ba thế kỷ. Ở miền Nam Việt Nam, từ ngày 15 tháng 4 năm 1865 đã xuất hiện tờ báo có dùng thứ chữ này : tờ Gia Định báo. Chữ Quốc ngữ ban đầu không phải được người Việt lập tức tiếp nhận, mà phải trải qua nhiều sóng gió. Tuy nhiên, khi thấy chữ Quốc ngữ dễ học gấp nhiều lần so với chữ Nho (viết những tiếng nay gọi là tiếng Hán – Việt) và chữ Nôm (viết những tiếng thuần Việt), thì bắt đầu từ miền Nam, người Việt dần dần dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Nho, chữ Nôm.

  Đã từng có nhiều thứ “ngôn ngữ mới đặt” (đôi khi  được gọi là “ngôn ngữ nhân tạo”, tiếng Anh là “artificial language” ; nhưng xét cho cùng, ngôn ngữ nào mà chẳng phải “nhân  tạo”, có điều, như đã nói, ngôn ngữ ấy được  ai dùng, dùng ở đâu, vào việc gì..., nên nay người ta thay “artificial” bằng “constructed”) : “tiếng” Bopal, “tiếng” Spelin, Dil (xin không thêm “tiếng” nữa vì nhiều quá), Balta, Veltparl, Latinesce (không phải là tiếng Latin như được biết từ trước đến nay), Novial, Ido, Interlingua, Interglossa, Ro, Occidental, Arulo (sau đổi là Gloro), Monling, Suma, Neo, Loglan, Nordlinn... Trong những “tiếng” mới đó, có thể coi tương đối thành công hơn cả là “tiếng” Volapük và “tiếng” Esperanto. Số người dùng “tiếng” Volapük khi đến đỉnh điểm là khoảng hơn 100.000 người (!) trên khắp thế giới, nhưng đến nay có lẽ chẳng còn bao nhiêu. “Tiếng” Esperanto, mà người tạo   ra nó từng gọi là “Lingvo Internacia” đầy tự  hào  (nguyên văn trong “tiếng” Esperanto, dịch sang  tiếng Anh là “international language”, mà nay nhiều bản dịch tiếng Việt cũng dịch là “quốc tế ngữ”), theo trang mạng truyền thông chuyên về ngôn ngữ là Omniglot thì có khoảng 1000 người dùng như tiếng mẹ đẻ, 10.000 người nói trôi chảy, 100.000 chủ động sử dụng,  1.000.000 người hiểu được ít nhiều, và khoảng 10 triệu người học đến một mức độ nào đó [1]. Tóm lại “tiếng” đó vẫn không phải là “ngôn ngữ quốc tế” đúng nghĩa.

  Đối với những thứ tiếng “tự nhiên”, mặc dù cũng do con người tạo ra, nhưng thời gian mà những tiếng nói ấy ra đời không phải ngày một ngày hai, không gian chẳng phải ở trong những phòng họp với một số người giới hạn chung quanh những bàn giấy, mà phải tính đến hàng trăm năm, hàng ngàn năm, trong những cộng đoàn đông người hơn nhiều, rất nhiều, truyền nhau từ đời này sang đời khác, mà mỗi người khi sinh ra đã nghe, lớn dần lên đã bập bẹ, từ đó sử dụng ngày một trôi chảy, chả thế mà lại được gọi là “tiếng mẹ đẻ”.

HÌNH THÀNH CHỮ VIẾT

  Việc hình thành chữ viết cũng là một quá trình thực sự “mang nặng đẻ đau”. Ban đầu người ta  vẽ  những  hình ảnh cụ thể để biểu thị cho những âm thanh (của tiếng nói) cần ghi nhớ liên quan đến những hình ảnh đó, thế là chữ được gọi là “tượng hình” mở mắt chào đời. Những chữ này, theo thời gian được giản lược dần đi, có thể nói theo hai hướng khác nhau. Một hướng dẫn tới việc tạo nên những loại chữ ghi âm (hay biểu âm)  bằng  những  bộ phận đơn giản nhất có thể, đó là hướng của những  chữ  viết thuộc hệ “Ấn – Âu” và nhiều loại chữ viết khác ; sau đó, ngôn ngữ này mượn chữ viết của ngôn ngữ kia nhưng áp dụng cho riêng mình, tất nhiên có biến đổi ít nhiều, nhưng rất dễ dàng nhận ra sự liên hệ, chẳng những về hình dạng, mà còn cả về âm thanh mà những dấu hiệu đó biểu thị.

  Hướng thứ hai dẫn đến loại chữ ghi ý (cũng gọi là chữ biểu ý), điển hình với ta là “chữ Hán” (ở đây chỉ là dùng tạm “chữ Hán”, các cụ ta ngày trước thường gọi là “chữ Nho”, vì xét ra không phải người Hán tạo ra những chữ này ; nhưng vì đã quen gọi thế, nên ở đây cũng tạm gọi thế). Ban đầu nó cũng là những chữ tượng hình. Nhưng những chữ tượng hình ban đầu này chỉ biểu thị được những sự vật cụ thể, không thể biểu thị cho nhiều khái niệm khác, như những sự việc, những suy  nghĩ  càng ngày càng trừu tượng. Do đó người ta ghép hai ba chữ tượng hình có sẵn để hình thành những chữ mới (theo “lục thư”nghĩa là sáu phép tạo chữ Hán, thì đó là cơ sở của những chữ gọi là “chỉ sự”, “hội ý”), hoặc mượn chữ có sẵn dùng với nghĩa mới (gọi là “giả tá” ; còn một loại nữa gọi là “chuyển chú”, nhưng “loại” này là cách phân loại giả tạo, trong Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận  cũng chỉ dẫn ra được có hai chữ, không đáng để xếp  thành một loại). Nhưng rồi cũng không đủ chữ “gốc” để tạo ra những chữ “chỉ sự”, “hội ý”, “giả tá” nữa, người ta tạo ra những chữ gọi là “hình thanh”, thường có hai bộ phận : một để chỉ ý [2], một để chỉ âm. Tưởng rằng thế đã xong, nhưng thực tế không xong. Vì tiếng  nói là một  thực thể sống động, luôn có biến đổi. Một chữ trước kia được đọc với âm nào đó, nhưng về sau có khi bị đọc khác đi. Do vậy mà càng ngày càng có những chữ tuy mang cùng bộ phận hài âm giống nhau, nhưng đọc lên thì khác nhau. Thậm chí trong “Khang Hi tự điển” có rất nhiều chữ được ghi là “không biết đọc như thế nào” ! Vả chăng đã là chữ ghi ý thì sẽ xảy ra mâu thuẫn :

  1. Nếu muốn mỗi chữ chỉ ghi một ý (mỗi chữ một nghĩa), thì biết bao nhiêu chữ mới đủ ?
  2. Trái lại, nếu không muốn tăng số chữ, thì buộc mỗi chữ phải mang nhiều nghĩa khác nhau. Từ đó sẽ có quá nhiều chữ hoặc là đa nghĩa, hoặc là đồng âm.

  Chữ Nôm của ta dù số chữ có ít hơn chữ Hán, và đại  đa số chữ Nôm đã biết là thuộc loại hình thanh, nhưng không vì thế mà ít rắc rối hơn. Vì thực tế Chữ Nôm được dùng làm văn tự chính thức của nước nhà chỉ xảy ra dưới thời vua Quang Trung mà thôi. Trước nữa có Hồ Quý Ly, nhưng thời ông không áp dụng được thật sự. Nên chữ Nôm không có chuẩn mực chính thức và rõ ràng để ấn định mỗi chữ buộc phải viết ra sao, đọc thế nào. Do đó  mà nay mới có những tranh cãi về cách đọc “đúng” cho những văn bản Nôm thời xưa.

ÂM ĐỌC CỦA CHỮ VIẾT

  Nói chung, chữ viết của bất cứ ngôn ngữ nào  cũng  phải chuyển tải được hai yếu tố : âm đọc và nghĩa chữ.

  Đọc cho đúng chữ viết của một ngôn ngữ  [3] không phải lúc nào cũng dễ dàng cho dù là loại chữ phát triển từ hướng biểu âm. Trong tiếng Anh (mà đối với người Việt hiện nay, ngoài tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh có lẽ là ngôn ngữ được học, được biết đến nhiều hơn cả), cùng một chữ cái “a” mà mang nhiều âm khác nhau như trong các từ : car, cat, cage, damage... ; cùng chữ cái “u” : busy, bury, but, bush... Ngược lại các chữ nguyên âm in đậm trong các từ sau đây lại có cùng âm như nhau : put, look, woman... ; hoặc các chữ phụ âm (in đậm) : laugh, phone, fish... Không những thế, có những chữ dù được viết ra nhưng lại chẳng hề được đọc, phổ biến nhất như chữ cái “k” viết trước chữ cái “n” : know, knee..., hoặc những chữ in đậm trong các từ sau : Wednesday, hour, high, knight... cũng không hề được đọc. Những điều đó gây rắc rối không ít cho chính người Anh, Mĩ... Mario  Pei trong The Story of Language, New York, 1966, cho biết rằng George Bernard Shaw được coi là người đề  nghị “chính tả” cho từ “con cá” trong tiếng Anh là “ghoti”, trong đó, gh có âm như trong enough, o như trong women, ti như trong nation !

  Chữ biểu ý còn khó hơn một bậc. Đối với loại chữ này, có thể nói học chữ nào biết chữ nấy. Không thể dùng âm đọc của chữ này mà suy ra âm đọc của chữ kia (nghĩa lại khó hơn nữa, nhưng xin nói sau).

  Thí dụ cùng bộ phận hài âm là “thanh” 靑 (hay 青 ) nhưng các chữ (Hán) sau mang các âm (hãy nói tới âm  gọi là Hán – Việt) khác nhau (và khác cả về thanh điệu) :thanh, 精 tinh, 情 tình, 靜 tĩnh !

  Ngược lại, với cùng một tiếng, lấy thí dụ trong chữ Nôm, do tùy tiện, nên với cùng một âm đọc là dọc, và có cùng một nghĩa (như trong “dọc ngang”), người ta có thể viết ra các chữ sau : 育 ,  , 唷 , 𨂔 , 獨 , 𤣡 ... mà không sợ rằng mình viết sai.

  Để đọc những thứ chữ “khó đọc” (cả loại biểu âm, cả loại biểu ý), người ta buộc phải mượn đến những dấu  hiệu mới để “phiên âm”. Tiếng Pháp có vẻ “dễ đọc”, nhưng trong từ điển Le Petit Larousse vẫn thấy ghi phiên âm cho rất nhiều từ (xem các hình 1 và 2 dưới đây). Cả   từ điển tiếng Đức cũng có phiên âm. Còn với tiếng Anh, từ điển nào không có phần phiên âm thì chưa phải từ điển đúng nghĩa. Từ điển chữ Hán không những có phiên âm, vừa bằng những lối phiên thiết, độc nhược, vừa bằng các dấu hiệu truyền thống gọi là pīnyīn 拼  音  [chữ Nho đọc : bính âm hoặc phanh âm], vừa bằng chữ cái Latin, lại còn thêm các bảng tra chữ rất phiền hà, rất cồng kềnh ; muốn tìm cho ra chữ cần tìm trong bất cứ quyển từ điển chữ Hán nào bao giờ cũng là công việc tốn thời gian, dù cho đã trang bị những “công cụ” cần thiết như học cho thuộc cái gọi là những “bộ” với các chữ “bộ thủ”, hoặc quy tắc về các loại nét chữ (để tra theo kiểu “tứ giác hiệu mã”).

  Đến lượt các chữ dùng để phiên âm, đối với một ngôn ngữ, nào phải chỉ có một hệ thống phiên âm. Tiếng Anh chẳng hạn, hệ chữ dùng phiên âm của Oxford không phải lúc nào cũng giống Cambridge, lại càng khác xa Webster, Thorndike-Barnhart... Với các từ điển Tàu, chỉ nói riêng việc dùng các chữ cái Latin để phiên  âm, thì kiểu phiên âm của Vương Vân Ngũ, Lục Sư Thành... cũng khác với phiên âm theo quy định của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tóm lại có khối chuyện phát sinh  từ việc đọc cho đúng chữ viết. Mới nói về đọc cho được đúng mặt chữ, mà chữ Hán (và cả chữ Nôm nữa) đã khó làm vậy, thế nhưng ngay hiện nay còn có ý kiến đòi bỏ hẳn chữ Quốc ngữ đang dùng, hoặc có ý kiến yêu cầu  đem chữ Hán với chữ Nôm ra dạy trong nhà trường phổ thông từ bậc tiểu học ! Thật là những ý kiến cực đoan, không thể chấp nhận. Tuy nhiên ý kiến cho rằng cần loại bỏ hết những từ Hán – Việt ra khỏi từ vựng Việt ngữ (chỉ vì “tên gọi” loại từ này có yếu tố “Hán”) lại là một cực đoan khác. Những từ ngữ ấy có phải là của người Hán đâu, dẫu rằng khi viết bằng chữ Nho (chữ Hán) thì người Hán sẽ đọc được, nhưng “âm thanh” họ đọc lên có phải tiếng Việt đâu. Do đó, tiếng Hán – Việt (trước kia có người đề nghị thay bằng “tiếng Việt – Nho”, có lẽ không gây lầm lẫn) rõ ràng là một phần của tiếng Việt. Đại đa   số người Việt dù không đọc được mặt chữ Hán nào, nhưng vẫn nghe, viết, hiểu, dùng đúng tiếng Việt có các  từ Hán – Việt rất tốt. Mà những từ ấy, người Hán nếu không học tiếng Việt sẽ chẳng hiểu gì. Nếu loại bỏ hết những từ Hán – Việt, thì không biết sẽ phải dùng những từ thuần Việt (tiếng Việt ròng) nào để thay cho những tiếng, những từ sau : trường, học, sinh, viên, giáo, dục, phổ, thông, dân, tộc, ngôn, ngữ, từ, vựng... là những từ, những tiếng hết sức quen thuộc, cho đến những từ có hơi hướng chuyên môn như : đại số (học), số nguyên tố, nguyên tố hóa học, hóa trị, lũy thừa, biểu đồ, đồ thị, thổ nhưỡng, địa chất, lãnh hải, lãnh sự, đại sứ... Chúng được gọi là những từ ngữ Hán – Việt, nhưng là tiếng Việt cả, thay vì là tiếng Việt ròng thì chúng là tiếng Việt – Nho, nhưng vẫn cứ là tiếng Việt. Yêu cầu loại bỏ hết từ Hán – Việt ra khỏi kho từ vựng tiếng Việt cũng chẳng khác gì yêu cầu đòi bỏ ra khỏi từ vựng tiếng Anh những từ như consist, form, object, element, vocabulary, major, constitute, minor, syntax, action, phonetics, phonology, phonemics..., nghĩa là – tương tự tình hình trong tiếng Việt – sẽ phải bỏ gần hết từ vựng hiện có của tiếng Anh, vì những từ kể ra trên đây đều không phải  những  từ thuần Anh, mà là những từ được Anh hóa từ  các nguồn  từ khác như Latin, Hi-lạp... Vì thế ý kiến cực đoan này vừa không thể chấp nhận mà càng không thể thực hiện !

... (Vì bài viết còn dài, mời các bạn tải về nguyên bản bằng đường link dưới đây, dạng file PDF):

Chữ Nghĩa Tiếng Việt

Gởi bài viết bình luận
Địa chỉ email  
Mã bảo vệ        
(Trong trường hợp muốn gởi file đính kèm, xin gởi qua email về địa chỉ ducminh1954@yahoo.com)
Tin khác:
Kim Nhung mở đầu khu đất mới "Lạc bút..."
HOT LINE : 0907 019 720
(Kiều Công Độ)

HOT LINE : 0908 680 554
(Trần Thị Kim Trâm)

In Thời Trang
Nhà tài trợ 2
Copyright © 2010 www.anlacschool.com. All rights reserved.