• Trẻ mãi không già ! (01/2012)
  • Thăm thầy Ngọc 20/02/2011
  • LM. Hoàng-Minh-Thư hiện nay.
  • Chờ nhau tại nhà bạn Thủ Quỹ
  • Lối về Trường xưa 2
  • Lối về Trường xưa 1

Liên hoan 19/12/2010.

Cập nhật: 2022-08-08 20:00:27

Theo như đã định trước : Vào lúc 11:30h ngày 19 tháng 12 năm 201... more

Cập nhật: 2022-09-25 00:19:51

Hello! Ông Họg Giả ơi! Gần n...

Cập nhật: 2017-07-03 11:33:23

MỘT VÒNG THĂM HỎI Tôi mu...

Cập nhật: 2017-07-03 11:31:35

LAC BÚT Một vòng thăm hỏi...

Cập nhật: 2017-07-03 11:29:59

MỘT VÒNG THĂM HỎI - Hello Tuyết ,...

Cập nhật: 2017-07-03 11:29:08

MỘT VÒNG THĂM HỎI. - Hello Nancy , ...

Cập nhật: 2017-07-03 11:28:43

Lạc Bút Vòng Đời. ...

Cập nhật: 2017-05-02 20:41:42

Xin cảm ơn những lời chúc tốt ...

Cập nhật: 2016-02-13 09:09:53

xin chúc tất cả các bạn tro...

Cập nhật: 2015-06-26 19:42:56

Thật không ngờ được nhìn t...

Cập nhật: 2015-03-02 05:04:54

Chao cac anh chi!Thay hinh cac anh chi vui ve g...

Nhà Thờ An Lạc
Google Translate
Sức Khoẻ và Đời Sống
Yoga
free counters
  • Sơ lược về Giáo Xứ An Lạc & Trường Trung Tiểu Học Tư Thục Công Giáo An Lạc (2022-10-01 17:26:11)

Sơ lược hình thành Giáo-Xứ An-Lạc và Trường Trung-Tiểu-Học Tư-Thục Công-Giáo An-Lạc

. Năm 1954, Cha cố Gioan Baotixita Trần-Ngũ-Nhạc dẫn dắt một số đồng bào Công giáo di cư từ miền Bắc vào miền Nam, tạm cư tại khu đất thuộc xã Phú-Thọ, nay là bệnh viện Trưng-Vương và trường Đại-Học Bách-Khoa, ngày đó gọi là trại Phú-Thọ Lều.

. Qua ba năm tạm cư, cuối năm 1956, trại Phú-Thọ Lều giải tỏa.Cha cố Gioan Baotixita Trần-Ngũ-Nhạc tìm được khu đất ở ven đô thuộc xã Tân-Sơn-Hòa của ông bà chủ đất Nguyễn-Văn-Thêm, ngày ấy còn là đất trống cỏ mọc hoang dại, nhiều gia đình Công giáo cũng đến mua đất cất nhà lập nghiệp. Khu đất ấy được gọi là trại Hà-Nội.

. Ngày 01/01/1957, giáo xứ chính thức được thành lập, và Cha cố Gioan Baotixita Trần-Ngũ-Nhạc là Linh mục Chánh xứ tiên khởi. Giáo xứ mang danh hiệu là An-Lạc, lấy hai từ đầu của "An Cư, Lạc Nghiệp”. Ban đầu giáo xứ có trên một ngàn giáo dân, chia thành ba giáo họ: Trị-Sở, Giáo-Lạc, An-Hòa.

Đất lành chim đậu, dưới sự dẫn dắt của Cha Xứ Gioan Baotixita Trần-Ngũ-Nhạc, giáo xứ ngày càng phát triển, số giáo dân đã tăng lên trên bốn ngàn người, thành lập thêm hai giáo họ là Xuân-An và Tân-An.

. Nhà thờ giáo xứ được xây dựng thay nhà thờ tạm ban đầu. Khu đất phía trước vị trí xây nhà thờ được đào để làm nền nhà thờ, thành ra một cái hồ bán nguyệt. Dọc bên hông trái nhà thờ là hàng cây bông gòn, đến mùa ra quả, những quả khô nở, tung ra các sợi bông bọc những hột gòn bay tứ tán. Nhờ hàng bông đó thì nhà thờ cũng mát đôi chút, khoảng sân mỗi sáng Thứ Hai được dùng làm nơi chào cờ đầu tuần cho các học sinh trường An-Lạc, cũng là nơi sinh hoạt cho các em Thiếu-Nhi Thánh-Thể mỗi sáng Chúa Nhật.

. Giáo xứ cũng có nhiều hội đoàn. Người lớn thì có Liên-Minh Thánh-Tâm, Legio Mariae..., giới trẻ thì có hội Con Đức-Mẹ, Hiệp-Hội Thánh Mẫu... Trẻ hơn thì chỉ có Thiếu-Nhi Thánh-Thể. Ngoài ra còn có hội Kèn Tây, hội Bát Âm (đóng "đô" tại nhà cụ trùm Chữ), hội Hát (Latin), hội đoàn nào lại có hội hát của hội đoàn ấy. Các cụ cao niên trong xứ lắm cụ rất giỏi không những Latin mà cả Hán – Nôm. Sách Ngắm đứng của các cụ là những bản ngắm chữ Nôm viết bằng mực Tàu trên giấy dó chứ chẳng phải những bản chữ Quốc-Ngữ như hiện nay.

. Sinh hoạt giáo xứ rất phong phú, những dịp đại lễ, giáo xứ tổ chức rước kiệu vòng quanh giáo xứ, bọc ra cả đường Lê-Văn-Duyệt, đến Ngã Ba Ông Tạ, vòng theo họ Xuân-An để về lại giáo xứ. Dịp Phục-Sinh thì mở lễ, tổ chức kiệu quân dữ đi bắt Chúa, gặp Đức Mẹ. Hội đồng giáo xứ còn sắm cả hai tượng Chúa bị đội mão gai, Mẹ sầu bi cầm khăn, có bộ phận đòn bẩy giấu bên trong để điều khiển cho Chúa bị ngã hoặc cho Mẹ giơ tay đưa khăn chậm nước mắt. Tối thứ Sáu Tuần Thánh đóng đinh Chúa. Các ông trùm ông quản làm việc khéo léo, năng động, nhiệt thành; khiến mấy bà mấy cô chứng kiến thấy thảm não quá không cầm được nước mắt, cứ sụt sùi khóc thương Chúa chịu nạn chịu chết...

. Ngay từ những ngày đầu hình thành giáo xứ An-Lạc, trường Tư-Thục An-Lạc cũng được thành lập với các cấp lớp bậc Tiểu-Học, xây dựng trên khuôn viên đất của giáo xứ, các phòng học bằng gỗ, mái tôn. Nhiều thầy giáo bậc Tiểu-Học tâm huyết gắn bó lâu dài đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí học trò, đặc biệt phải kể đến thầy giáo Đễ, thầy giáo Thái, thầy giáo Sĩ, cô giáo Hồng (cũng là một nữ tu thuộc tu hội Chiến sĩ Mẹ Maria tức Nô tỳ Thiên Chúa hiện nay)....

  

Thày Giáo Vũ-Chí-Sĩ                                Thày Giáo Nguyễn-Thái

Sau trường cũng có một ao nuôi cá. Ao đó được đào cũng để lấy đất đắp nền trường học. Khoảng sân trước mặt trường học không được rộng rãi cho lắm, nên một số sinh hoạt phải dùng khoảng sân bên cạnh nhà thờ, chẳng hạn tập Thể dục đồng diễn, hoặc đưa hẳn vào trong nhà thờ, như những dịp phát giấy khen và phát thưởng hằng tháng hoặc mỗi bán niên (còn gọi là lục cá nguyệt, dịch sát chữ sémestre của Tây, nay gọi là học kỳ). Nhà thờ còn là nơi tổ chức quay số tombola của giáo xứ dịp xuân về...

. Năm 1963, Cha Giuse Nguyễn-Văn-Khấn về làm phụ tá và kiêm chức Phó hiệu trưởng, đã cùng với Lm. Hiệu Trưởng Gioan Baotixita xây dựng lại ngôi trường tư  thục An-Lạc khang trang hơn, với vật liệu tường gạch, mái ngói. Trình độ giáo dục gồm các lớp từ bậc Tiểu-Học đến Trung-Học đệ nhất cấp (cấp 2 hay trung-học cơ-sở hiện nay). Các giáo-sư được mời giảng dạy có thể kể : môn Quốc Văn : các thầy Nguyễn-Thanh-Hiển, Nguyễn-Văn-Vịnh... ; môn Toán : các thầy Nguyễn-Văn-Thái, Trần-Ngọc-Quán, Vũ-Quốc-Tiến, Đinh-Trực... ; môn Anh Ngữ : các thầy Trần-Minh-Thực (lúc đó là Đại chủng sinh thuộc Đại chủng viện Thánh Giuse, sau được thụ phong Linh mục về phục vụ tại giáo xứ An-Lạc từ 1975 đến 1982), thầy Trần-Đăng, Nguyễn-Văn-Suý, Vũ-Trọng-Ứng... ; môn Lý – Hoá : các thầy Trần-Ngọc-Quán, Dương-Như-Hà, Mai-Văn-Hội... ; môn Vạn Vật : thầy Đinh-Ngọc-Minh...; Sử - Địa : các thầy Phạm-Hoàng-Nghị, Nguyễn-Hưởng, Nguyễn-Văn-Phong, Nguyễn-Công-Nhiên...; Nhạc : ngoài Lm Nguyễn-Văn-Khấn (là nhạc sĩ thường viết Thánh Ca dưới bút hiệu Hoan Ka) còn có thầy Phan-Ngọc-Du.

Kỷ niệm ngày Thầy Trần-Minh-Thực hân hoan đón nhận chức vụ Linh Mục.

. Đặc biệt, với lòng nhiệt huyết và sự quan tâm dạy dỗ, đào tạo thế hệ trẻ của LM. Hiệu Trưởng Trần-Ngũ-Nhạc, kỳ thi tốt nghiệp Tiểu-Học niên-khóa 1964-1965, trường An-Lạc đã vinh dự đón nhận bằng khen tặng về thành tích thi đậu tốt nghiệp Tiểu-Học xuất sắc của Ty Tiểu Học tỉnh Gia-Định (tỉnh lỵ Gia-Định hồi ấy bao gồm một phạm vi rộng lớn với nhiều quận như Tân-Bình, Phú-Nhuận, Hóc-Môn..., phạm vi đó nay gồm các quận Bình-Thạnh, Phú-Nhuận, Tân-Bình, Bình-Tân, Tân-Phú...).

. Từ năm học 1968-1969, trường Tư-Thục An-Lạc phát triển thêm các lớp Trung-Học đệ nhị cấp (cấp 3 hay trung-học phổ-thông hiện nay), gồm các lớp Đệ Tam (lớp 10) và Đệ Nhị (lớp 11). Phòng ốc được xây mới, tăng cường thêm về phía khu đất thuộc nhà dòng nữ, khu mới này gồm một dãy nhà lầu đúc, có văn phòng mới ngay tại ngõ ra vào. Kết hợp cả khu học cũ và mới hình thành trường Trung-Tiểu-Học Tư-Thục Công-Giáo An-Lạc. Các giáo-sư có tiếng lúc đó tại thành phố Sài-gòn (có những vị nguyên là tác giả những bộ sách giáo-khoa rất hay) được mời vào ban giảng huấn, như : Quốc Văn có các thầy Phạm-Hương-Tích, Phùng-Ngọc-Cảnh...; Anh Văn có các thầy Lý-Công-Chuẩn, Lê-Hữu-Phụng...; Pháp Văn có thầy Trần-Ngọc-Chất ; Sử - Địa : các thầy Hàn-Long-Toàn, Bùi-Đình-Tấn...; Toán : các thầy Trần-Văn-Phong, Nguyễn-Đình-Quỹ, Nguyễn-Hữu-Kế...; Lý – Hoá : các thầy Liêu-Kim-Sanh, Đinh-Thế-Vinh, Nguyễn-Dương-Thoại...; Vạn Vật  :các thầy Hoàng-Văn-Ngọc, Nguyễn-Chí-Lục, cô Phạm-Khánh-Thịnh (nếu không kể vài cô giáo Tiểu-Học, thì có lẽ đây là cô giáo Trung-Học Đệ Nhị Cấp duy nhất của trường An-Lạc)...

. Năm 1975, Trường được đổi tên là trường Trung học Cơ sở Âu-Lạc ... Đến năm 2018 thì lại có tên mới là Trường Ngô Sĩ Liên, Phân hiệu 2 như ngày nay./

Gởi bài viết bình luận
Địa chỉ email  
Mã bảo vệ        
(Trong trường hợp muốn gởi file đính kèm, xin gởi qua email về địa chỉ ducminh1954@yahoo.com)
Tin khác:
Giao lưu - gặp gỡ nhân dịp giỗ LM. Hiệu Trưởng tháng 09/2014
Nguyễn Văn Hài mong tìm bạn Sanh để liên lạc...
Kỷ niệm Bãi Dâu 1969!
Vài hình ảnh Lễ tang LM.Giuse Nguyễn Văn Khấn
Như một nén nhang !
Vài hình ảnh họp mặt các CHSAL tại USA ngày 03/09/2011.
Vài hình ảnh về Lễ giỗ LM. Hiệu Trưởng ngày 02/09/2011.
Tiểu sử cố Linh Mục Hiệu Trưởng Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc
Nhớ về cố LM. Hiệu Trưởng nhân ngày giỗ lần 28!
Tìm bạn Khổng Quốc Phòng!
HOT LINE : 0907 019 720
(Kiều Công Độ)

HOT LINE : 0908 680 554
(Trần Thị Kim Trâm)

In Thời Trang
Nhà tài trợ 2
Copyright © 2010 www.anlacschool.com. All rights reserved.